LUẬT K28A

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.


    Chấm dứt cho thuê lao động chuyển sang hợp đồng...

    avatar
    thanhvien


    Tổng số bài gửi : 22
    Join date : 11/05/2010

    Chấm dứt cho thuê lao động chuyển sang hợp đồng... Empty Chấm dứt cho thuê lao động chuyển sang hợp đồng...

    Bài gửi  thanhvien Wed May 12, 2010 1:03 am

    Dù đã qua thời hạn Sở Lao động - thương binh & xã hội (LĐ-TBXH) yêu cầu chấm dứt hoạt động cho thuê lao động trái pháp luật, nhưng vì nhiều lý do, đến nay hầu hết các dịch vụ việc làm (DVVL) lẫn doanh nghiệp sử dụng lao động cho thuê vẫn chưa thực hiện. Trong đó, có nguyên nhân doanh nghiệp và DVVL đang tính cách "bắt tay" để chuyển từ hợp đồng cho thuê sang hợp đồng... khoán việc!

    * "Phố việc làm"... lao đao!

    Đúng một tháng kể từ ngày Sở LĐ-TBXH ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp chấm dứt ngay các hoạt động cho thuê và sử dụng lao động cho thuê, sáng ngày 9-5, trở lại "phố việc làm" trên quốc lộ 15 nối dài (Biên Hòa), chúng tôi nhận thấy cả khu vực nhộn nhịp việc tìm người - người tìm việc trước đây đã bắt đầu lắng lại. Các DVVL vốn luôn tấp nập như L.B, N.G, T.N... nay lác đác 2-3 lao động đến tìm thông tin việc làm. Trên các bảng thông tin tuyển dụng tại những nơi này cũng không còn những thông tin tuyển lao động làm việc dưới hình thức cho thuê. Ông Phạm Văn Chiều, Giám đốc Cơ sở DVVL Chiều Sơn than thở với chúng tôi: "Nhiều DVVL chết dở khi nhận được thông tin này, vì nếu doanh nghiệp không đồng ý tiếp nhận số lao động cho thuê thì xem như DVVL phải "ôm sô". Ông nhẩm tính, chỉ riêng Công ty S. sản xuất hàng điện tử ở KCN Biên Hòa 2 cũng sử dụng gần 2.000 lao động cho thuê, cao điểm lên tới 3.000 lao động. Số lao động này được công ty "huy động" từ nhiều DVVL trong khu vực với mức lương cho mỗi lao động là 60 ngàn đồng/ngày, được trả thông qua DVVL - đơn vị đứng ra ký hợp đồng trực tiếp với người lao động. Đến ngày 31-5, công ty này sẽ "ra" toàn bộ hợp đồng sử dụng lao động cho thuê được ký kết với các DVVL. Do số lao động đang làm việc dưới dạng cho thuê lớn nên công ty đang cân nhắc phương án "lọc" lại số lao động cho thuê để tiếp nhận chính thức. Cách làm này được nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động cho thuê với số lượng lớn áp dụng. Hơn nữa, một số công ty không muốn tiếp nhận toàn bộ số lao động cho thuê theo thời vụ này, vì công việc tại doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào đơn hàng. Một chuyên gia trên lĩnh vực lao động cho biết, so với các ngành nghề khác thì ngành điện tử có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động cho thuê nhất. Hầu hết các công ty điện tử như: M.M, F., M., I.... đều có sử dụng lao động cho thuê nhằm tránh né các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, phụ cấp, chế độ nghỉ phép... đối với người lao động.
    Số lao động cho thuê được "trả về" cho các DVVL cũng đang khiến những đơn vị này lúng túng. Anh Tôn Đức Thịnh, Giám đốc DVVL Thanh niên X.P nói, công ty đang gặp vướng mắc khi thương lượng với doanh nghiệp sử dụng lao động tiếp nhận hết số lao động cho thuê. Bởi, dù doanh nghiệp có muốn tiếp nhận thì người lao động phải có một hồ sơ xin việc mới. Mà để có hồ sơ xin việc mới, người lao động lại phải mất cả tháng để quay về địa phương xác nhận. Hiện hầu hết doanh nghiệp đều đã từ chối tiếp nhận số lao động lớn tuổi và chỉ tiếp nhận số lao động đáp ứng được yêu cầu của mình. Chẳng hạn như Công ty S. đưa ra yêu cầu lao động phải dưới 25 tuổi, tốt nghiệp phổ thông. Anh Thịnh cho biết, sẽ rất khó giới thiệu việc làm khác cho những lao động không được doanh nghiệp tiếp nhận chính thức. Vì vậy, đành chấp nhận thanh lý hợp đồng với các lao động này và để lao động tự kiếm việc. Anh cũng không quên than phiền với chúng tôi: "Trước tụi này phải bỏ tiền cho người lặn lội ra các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Tây để kiếm người về làm việc cho các doanh nghiệp dưới dạng cho thuê. Giờ thanh lý hợp đồng cung ứng lao động thì doanh nghiệp lại từ chối trả phí giới thiệu lao động cho DVVL. Vậy là chúng tôi mất trắng khoản này!".

    * "Né" sang hợp đồng khoán việc!

    Những rắc rối khi thanh lý hợp đồng lao động cho thuê là lý do khiến nhiều DVVL đã có văn bản gởi về Sở kiến nghị kéo dài thời hạn chấm dứt cho thuê lao động. Thế nhưng, qua tìm hiểu, chúng tôi còn phát hiện nguyên nhân nhiều DVVL và doanh nghiệp đang tìm cách "bắt tay", thỏa thuận để chuyển từ hợp đồng cho thuê lao động sang hợp đồng khoán một số "gói việc" cho DVVL. Một nhân viên làm nhân sự cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài "bật mí" với chúng tôi, bằng việc chuyển sang ký hợp đồng khoán một số "gói việc", cả DVVL lẫn doanh nghiệp đều hưởng lợi. DVVL giữ chân được số lao động đang làm việc cho mình dưới dạng cho thuê. Doanh nghiệp duy trì được hình thức thuê mướn lao động trong cơ cấu nhân lực tại đơn vị. Chúng tôi được biết, có khá nhiều hình thức khoán, một số hình thức khoán đã được nhiều nơi thực hiện và cũng có một số hình thức khoán lạ đời! Chẳng hạn như công ty sản xuất hàng điện tử thì khoán khâu... lắp ráp(!?), sản xuất thực phẩm khoán khâu đóng gói, may mặc khoán khâu gia công... Theo các doanh nghiệp, việc làm này sẽ không bị các cơ quan chức năng "hỏi thăm", vì trước đây nhiều công việc tại doanh nghiệp cũng đã khoán cho các công ty dịch vụ thực hiện như: bốc dỡ hàng hóa, vệ sĩ, vệ sinh công nghiệp... Trao đổi với chúng tôi, nhiều chủ DVVL khá dè dặt khi cho biết, đây sẽ là "hướng" sắp tới của dịch vụ, vì hoạt động giới thiệu việc làm không thể có ăn bằng hoạt động cho thuê lao động và hưởng một khoản phí nhất định trên ngày công của người lao động.

    Minh Chánh

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 5:30 pm