LUẬT K28A

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.


    Nở rộ dịch vụ cho thuê lao động Tạo khung pháp lý, bảo đảm quyền lợi NLĐ

    avatar
    thanhvien


    Tổng số bài gửi : 22
    Join date : 11/05/2010

    Nở rộ dịch vụ cho thuê lao động Tạo khung pháp lý, bảo đảm quyền lợi NLĐ Empty Nở rộ dịch vụ cho thuê lao động Tạo khung pháp lý, bảo đảm quyền lợi NLĐ

    Bài gửi  thanhvien Wed May 12, 2010 1:04 am

    Mới đây Công ty L&A và một số doanh nghiệp (DN) hoạt động cho thuê lao động liên hệ Sở Kế hoạch – Đầu tư TPHCM, xin bổ sung chức năng cho thuê lao động. Sở này hướng dẫn sang Sở LĐ-TB-XH TPHCM đăng ký theo quy định mới tại Nghị định 19/CP (ban hành ngày 28-2-2005). Luật cần thoáng hơn, không nên nhìn vào mặt trái để loại bỏ dịch vụ cho thuê lao động
    Theo nghị định này, các tổ chức hoạt động dịch vụ lao động phải đăng ký thành lập lại để được cấp giấy phép giới thiệu việc làm (GTVL) do Sở LĐ-TB-XH tỉnh, thành cấp. Thế nhưng, khi tiếp nhận hồ sơ, Sở LĐ-TB-XH TPHCM không đồng ý cho thực hiện hoạt động này.
    Nơi cấm - nơi cho
    Thực ra, quan điểm của Sở LĐ-TB-XH TPHCM về vấn đề này được thể hiện rõ tại văn bản trả lời Công ty Sài Gòn Nguyễn Gia, cách đây một năm, vào ngày 7-5-2005. Văn bản nhấn mạnh: Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải trực tiếp ký hợp đồng với người lao động (NLĐ). Vì thế, việc cho thuê lao động là trái quy định.
    Nhiều chuyên gia lao động góp ý: Để dự phòng DN cho thuê bị phá sản, giải thể hay có dấu hiệu lừa đảo, phải ràng buộc trách nhiệm của DN thuê lao động. Ngoài việc bảo đảm trả lương đầy đủ, đúng hạn, DN thuê lao động phải có nghĩa vụ thực hiện trích nộp BHXH, BHYT, chi trả trợ cấp khi NLĐ nghỉ việc.
    Trong lúc đó, tại Hà Nội, từ đầu năm 2006 đến nay, hàng chục DN kinh doanh dịch vụ lao động đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư cho phép điều chỉnh chứng nhận đăng ký kinh doanh, bổ sung chức năng cho thuê lao động. Điển hình là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hưng Vượng, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Mỹ, Công ty TNHH Duyên Việt Hưng, Công ty TNHH Giải pháp tổng thể công nghệ thông tin VN (huyện Từ Liêm), Công ty TNHH Tích hợp hệ thống quản lý quốc tế... Hoạt động cho thuê lao động của các DN này được lồng ghép chung với hoạt động tuyển dụng, tư vấn, GTVL. Luật sư Đặng Anh Đức, Trưởng Văn phòng Luật sư Đặng & Cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng việc nơi cấm nơi cho như nói trên chứng tỏ hệ thống văn bản luật hiện hành chưa nhất quán và chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng về mặt cấp phép, quản lý.
    Phải đặt vấn đề bảo vệ quyền lợi NLĐ
    Theo luật sư Đặng Anh Đức, không nên cho phép hoạt động cho thuê lao động trong thời điểm hiện nay, bởi pháp luật lao động quy định NSDLĐ phải ký hợp đồng lao động trực tiếp với NLĐ.
    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia lao động, không nên nhìn vào mặt trái để loại bỏ dịch vụ cho thuê lao động mà vấn đề cần được nhìn nhận thoáng hơn. Theo đó, nên điều chỉnh pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý bằng quy chế riêng cho hoạt động này, trên cơ sở quy định cụ thể cơ quan, tổ chức, loại hình DN và những ngành nghề, công việc nào được phép cho thuê lao động.
    Hiện nay, mỗi DN tự đặt ra mức phí khác nhau, nhưng thường khá cao, từ 10% đến 20%, thậm chí nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, các chế độ, quyền lợi khác của NLĐ. Cho nên, cần có quy định thống nhất về phí dịch vụ trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa các bên tham gia, bảo vệ tối đa quyền lợi của NLĐ. Ngoài ra, phải có biện pháp buộc DN cho thuê lao động bảo đảm thu nhập tối thiểu cho NLĐ; thành lập Công đoàn cơ sở, thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi, BHYT, BHXH cho NLĐ tại các DN cho thuê.
    Hoặc cấm toàn bộ hoặc cho phép
    Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm GTVL TPHCM, cho rằng việc không cho phép các DN thực hiện cho thuê lao động là đúng với các quy định hiện hành của pháp luật lao động. Nhưng vấn đề này phải xem xét một cách thấu đáo, bởi đây là nhu cầu xã hội tất yếu đang và sẽ phổ biến ở VN. Bàn luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia lao động đồng tình với ý kiến ông Trần Anh Tuấn, cho rằng nếu thấy hoạt động này phát sinh quá nhiều tiêu cực, không phù hợp với pháp luật và đặc biệt gây bất lợi cho NLĐ thì nên cấm. Nhưng cấm phải cấm toàn bộ, chứ không thể để nơi cho làm, nơi không cho, quản lý không được. Còn nếu thấy cho thuê lao động là xu hướng tất yếu, tác động tích cực đến giải quyết việc làm xã hội thì cần thiết phải xem xét, điều chỉnh pháp luật cho phù hợp.

    KHÁNH DUY

      Hôm nay: Mon May 20, 2024 12:17 pm